Du lịch đến vùng Địa Trung Hải trong chính ngôi nhà của bạn
Theo vài video clip ghi lại những buổi tập của dàn nghệ sĩ tham gia Táo quân 2025, có thể thấy bên cạnh những "gương mặt thân quen" được khán giả chờ đợi sẽ trở lại như NSND Tự Long, NSƯT Chí Trung, NSƯT Quốc Khánh, NSƯT Quang Thắng, nghệ sĩ Vân Dung… thì những nghệ sĩ trẻ tham gia Táo quân năm nay gồm có Đỗ Duy Nam, Trung Ruồi, Thanh Hương, Dũng "hớn"…Trong dàn nghệ sĩ trẻ có thể thấy Đỗ Duy Nam là gương mặt từng được lựa chọn đóng vai Nam Tào trong Táo quân 2024, thay cho NSND Xuân Bắc. Năm nay, Đỗ Duy Nam cũng đang trong những ngày trên sàn tập nhưng anh không tiết lộ mình có tiếp tục đóng Nam Tào hay không. Theo nguồn tin, NSND Xuân Bắc không tham gia Táo quân 2025 thì rất có thể Đỗ Duy Nam sẽ tiếp tục đảm nhận vai này. "Chúng tôi đang tập phần mở đầu của kịch bản và còn rất là dài", nam diễn viên tiết lộ. Trên sóng phim giờ vàng, Đỗ Duy Nam là diễn viên khá ấn tượng với những vai diễn nhiều màu sắc, hơi quái… Khi được giao vai Nam Tào trong Táo quân 2024, anh nhận được những bình luận trái chiều. Dù rất áp lực nhưng nam diễn viên cho rằng anh chỉ biết làm hết sức, mong muốn đem đến một chương trình Gặp nhau cuối năm thật ý nghĩa cho khán giả trong dịp Tết Nguyên đán.Táo quân 2025 còn có sự tham gia của Trung Ruồi. Đây cũng là gương mặt trẻ được giao vai liên tục trong 2 - 3 mùa Táo gần đây. Anh từng thay thế NSND Công Lý đóng vai Bắc Đẩu trong Táo quân 2022 hay vai quản lý chung cư trong Táo quân 2024. Còn với chương trình năm nay, chưa biết anh sẽ đảm nhận vai gì.Một gương mặt trẻ khác là Dũng "hớn" sẽ tiếp tục đảm nhận vai phó Thiên Lôi trong Táo quân 2025 cùng Anh Đức, Thái Dương. Vai Thiên Lôi sẽ do Tiến Minh đảm nhận. Dũng "hớn" chia sẻ: "Năm nào cũng thế với vai Thiên Lôi, nào là vác những cái búa rất to… cường độ công việc của Thiên Lôi sẽ mệt hơn các bạn kia".Trong số những gương mặt nữ tham gia Táo quân năm nay, Thanh Hương tiếp tục được lựa chọn. Ở mùa Táo năm ngoái, nữ diễn viên sinh năm 1988 đóng vai Luyến "lươn" với nội dung "ăn theo" phim Cuộc đời vẫn đẹp sao do cô đóng nữ chính. Còn Táo quân 2025, phóng viên đã liên lạc với Thanh Hương nhưng cô cho biết chưa thể tiết lộ vai diễn của mình. Ngoài ra còn có diễn viên Thái Sơn cũng sẽ tham gia Táo quân 2025.Theo chia sẻ của NSƯT Chí Trung, trong Táo quân 2025, những gương mặt nghệ sĩ gạo cội sẽ lần lượt vào vai Táo Xuân, Táo Hạ, Táo Thu, Táo Đông với kịch bản được triển khai theo kiểu cuộc thi Đường lên đỉnh thiên cung. NSƯT Quốc Khánh vẫn đảm nhận vai Ngọc Hoàng.
Chọn được ngành học sau khi tham quan gian hàng Tư vấn mùa thi tại Bình Định
Sở GD-ĐT TP.HCM đã triển khai yêu cầu tất cả các trường học, cấp học không cung cấp, đăng tải dữ liệu thông tin cá nhân của học sinh, giáo viên dạng file dưới mọi hình thức. Đồng thời nghiêm cấm thu thập dữ liệu cá nhân bằng định dạng không đúng thẩm quyền, trái quy định, không đúng mục đích phục vụ nhiệm vụ giáo dục. Theo yêu cầu của Sở GD-ĐT TP.HCM, tất cả dữ liệu thông tin cá nhân học sinh, giáo viên khi thu thập phải được quản lý và triển khai thực hiện trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành GD-ĐT, đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán và an toàn thông tin.Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm chính trong công tác thu thập dữ liệu tại đơn vị. Việc thu thập dữ liệu phải tuân thủ các nguyên tắc: hợp pháp, chính xác, minh bạch, đúng mục đích; được sự đồng ý của chủ thể dữ liệu hoặc người đại diện hợp pháp; đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin.Nhà trường cần phân công rõ trách nhiệm quản lý dữ liệu cho các bộ phận, cá nhân. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật bảo vệ dữ liệu, ngăn chặn truy cập, sử dụng, tiết lộ, sửa đổi hoặc phá hủy dữ liệu trái phép.Chỉ sử dụng dữ liệu cho các mục đích phục vụ hoạt động giáo dục, quản lý, điều hành của ngành. Không được sử dụng dữ liệu cho mục đích thương mại hoặc các mục đích khác trái với quy định của pháp luật.Tuân thủ quy định về bảo mật thông tin khi sử dụng dữ liệu, không được chia sẻ, cung cấp dữ liệu cho các đơn vị ngoài ngành.Trường hợp các cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP có nhu cầu sử dụng dữ liệu ngành phải thực hiện kết nối thông qua trục dữ liệu của cơ sở dữ liệu ngành GD-ĐT, Trung tâm dữ liệu của TP; cơ sở giáo dục không được chia sẻ, cung cấp dữ liệu cho các đơn vị ngoài ngành.Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu trưởng phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức và các quận, huyện, các trường THPT, các trường trực thuộc thực hiện định kỳ kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về thu thập, quản lý và sử dụng dữ liệu. Trường hợp phát hiện các dấu hiệu hoặc hành vi vi phạm, đề nghị nhà trường liên hệ với Văn phòng sở-bộ phận thường trực chuyển đổi số ngành GD-ĐT và sẽ có xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định.
Vì sao người dân TP.HCM thường gọi Thảo Cầm Viên Sài Gòn là 'sở thú'?
Và nghiên cứu cho thấy phụ nữ có thêm một bản sao gien bảo vệ chống lại ung thư so với nam giới, theo Daily Mail.
Kết quả khám phát hiện trên xe vận chuyển 240 đôi dép có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu của Adidas, Nike và Louis Vuiton Malletier; 1.000 dây thắt lưng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu của Guccio Gucci S.p.A.; 120 vợt cầu lông và 120 túi đựng vợt cầu lông có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu của YONEX đang được bảo hộ tại Việt Nam. Ngoài ra, Đội QLTT số 5 còn phát hiện 3 cái máy giặt nhãn hiệu TOSCI sản xuất tại nước ngoài là hàng hóa nhập lậu.
Người đàn ông có bộ râu dài nhất thế giới: 2,54m
Ngày 19.3, Chủ tịch nước Lương Cường, Trưởng đoàn kiểm tra 1907 của Bộ Chính trị, đã chủ trì Hội nghị thông qua dự thảo báo cáo của Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh.Dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nêu rõ, ngay sau khi có các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của T.Ư, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức các hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt nghiêm túc, bài bản và khoa học; thành lập ban chỉ đạo, ban hành các quy định, quy chế, quy trình để tổ chức thực hiện; cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, kết luận bằng chương trình hành động và chỉ đạo các cấp ủy cơ sở, cấp ủy trực thuộc, chủ động việc tổ chức học tập, quán triệt triển khai.Đáng chú ý, sau khi có Kết luận 123, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã chủ động điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt trên 14%, giao chỉ tiêu tăng trưởng cho từng sở, ngành, cơ quan đơn vị để quyết tâm, nỗ lực ở mức cao nhất.Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch nước Lương Cường đánh giá, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh và các tổ chức đảng được kiểm tra đã quán triệt sâu sắc, thái độ nghiêm túc, chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản các nội dung; phối hợp chặt chẽ với Đoàn kiểm tra về bốn nội dung được kiểm tra."Tỉnh Quảng Ninh có nhiều nội dung, cách làm chất lượng, đi trước; có nhiều kinh nghiệm so với cả nước từ tổ chức bộ máy, chuyển đổi số, cải cách hành chính, phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh, có nhiều cách làm hay, sáng tạo. Các chủ trương, cách thức tổ chức thực hiện, công tác kiểm tra, giám sát của tỉnh đúng với chủ trương, quan điểm của T.Ư, chính sách pháp luật Nhà nước, phù hợp thực tế địa phương, tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ đảng viên và nhân dân", Chủ tịch nước đánh giá.Chủ tịch nước đề nghị, trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh cần rà soát mục tiêu, xây dựng chương trình hoạt động rõ trong từng cơ quan, đơn vị, từng thành viên và tổ chức thực hiện quyết liệt, kiểm tra giám sát sâu sát. Chỉ rõ Quảng Ninh luôn được T.Ư xác định có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; là địa phương duy nhất trong cả nước có đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc; là địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng có tốc độ đô thị hóa nhanh thuộc diện cao trong cả nước, Chủ tịch nước đề nghị Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cần có các nhóm giải pháp để Quảng Ninh tiến nhanh, chắc, bền vững về mọi mặt, nhất là tiên phong đi đầu trong việc thực hiện bốn nội dung được kiểm tra.Đối với việc tổ chức thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, tạo sự đồng thuận trong Đảng bộ, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, Chủ tịch nước nhấn mạnh cần nghiêm túc quán triệt các nghị quyết, kết luận của Ban chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định, hướng dẫn..., bảo đảm cho bộ máy từ tỉnh đến cơ sở đi vào hoạt động bình thường, không để gián đoạn, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chung của toàn tỉnh...

Tuyển sinh ĐH 2024: Khi nào chốt xét tuyển thẳng, xét tuyển sớm và xét tuyển chung?
Sống ở TP.HCM: Giới 'mộ điệu' kể chuyện cà phê vợt lừng danh
Đó là nhận định của KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam khi trao đổi về chủ trương khai thác không gian phát triển mới, tạo hệ sinh thái kinh tế đất nước được nhắc đến nhiều trong thời gian qua.* Trong những phát biểu chỉ đạo gần đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, để có dư địa phát triển, “Việt Nam cần tập trung khai thác không gian vũ trụ, không gian biển và không gian ngầm”. Trong đó, không gian biển có vai trò quan trọng như thế nào, thưa ông? - KTS Trần Ngọc Chính: Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm rằng: Không gian vũ trụ, không gian ngầm và không gian biển, nếu khai thác tốt sẽ mang lại lợi ích kinh tế lớn, là động lực tăng trưởng mới quan trọng của nền kinh tế. Không gian vũ trụ quốc gia nào cũng có thể khai thác nhưng không gian biển thì không phải quốc gia nào cũng có. Thế giới công nhận Việt Nam là quốc gia có tiềm năng và lợi thế về tài nguyên biển.Các quốc gia khác đều rất mong muốn có biển như Việt Nam. Bởi vì chúng ta có 3.260 km bờ biển, lãnh hải khá rộng. Bởi vì vùng biển thuộc Việt Nam có giá trị cao về mặt kinh tế. Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương; châu Âu - châu Á; Trung Đông - châu Á, là vùng biển có 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên thế giới đi qua, giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 trên thế giới (sau Địa Trung Hải).Các nước thèm khát sự đẹp đẽ về bãi tắm, những khu vực cảng nước sâu của Việt Nam… mà đi sâu hơn nữa chính là tiềm năng kinh tế biển. Như vậy, phải nhìn nhận rằng không gian biển của Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước.Bất cứ một quốc gia nào nếu có điều kiện đều nỗ lực khai thác tốt nhất không gian biển. Thậm chí có quốc gia như Slovenia, đất liền rộng mênh mông, chỉ có vỏn vẹn 45km bờ biển, nhưng họ vẫn nỗ lực khai thác triệt để, phát triển hệ thống cảng biển. Trong khi đó, Việt Nam có những tỉnh như Quảng Ninh có gần 200 km bờ biển. Vì vậy có thể khẳng định: Không gian vũ trụ, không gian ngầm, đặc biệt không gian biển, nếu chúng ta tổ chức quy hoạch tốt và khai thác tốt sẽ mang lại lợi ích lớn cho nền kinh tế.* Năm 2024, Việt Nam chính thức có quy định pháp luật cụ thể về hoạt động lấn biển. Nhờ đó nhiều địa phương kỳ vọng có thể mở thêm quỹ đất, dư địa phát triển kinh tế biển. Xin ông chia sẻ quan điểm về hướng tiếp cận của các dự án lấn biển tại Việt Nam để phát huy lợi thế nguồn tài nguyên này?- Như tôi đã nói, Việt Nam là quốc gia biển. Chủ trương của Đảng trong thời gian tới là tiến ra biển để khai thác và làm chủ biển, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển. Đúng như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nói, đất nước đang phát triển, dân số đông, đất hẹp nên phải khai thác thêm các không gian thì mới phát triển được. Muốn phát triển đất nước thì phải được xây dựng, xây dựng thì phải có đất. Đất liền của Việt Nam trên 330 nghìn km2 nhưng 3/4 là đồi núi, tiếp đó với đồng bằng, ven biển và trung du thì để đảm bảo an ninh lương thực, chúng ta phải giữ lại một phần cho nông nghiệp. Chính bởi vậy, để tạo dư địa phát triển, việc lấn biển là hệ trọng. Ngày xưa, cụ Nguyễn Công Trứ đã lấn biển. Hành trình quai đê lấn biển, trị thủy khai hoang đã có từ xa xưa. Ngày nay, lấn biển trước hết là tạo nên quỹ đất để xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội. Chúng ta phải tính toán kỹ, không thể tư duy lấn biển là đổ đất ra biển. Việc lấn biển ở đâu, lấn bao nhiêu và lấn ra sao là công việc của những nhà quy hoạch, nhà khoa học về biển phải làm kỹ.Chúng ta thấy rằng, Ả rập Xê Út hay UAE với đảo cây cọ được xem là hình mẫu lấn biển của thế giới. Tôi đã đến nhiều lần, nghiên cứu và gặp gỡ nhà làm quy hoạch tại đây. Họ lấn biển với diện tích bằng cả một thành phố với chi phí khổng lồ. Nhưng họ cũng tạo ra giá trị gấp 10 lần. Nhưng điều cốt lõi ở đây là việc lấn biển không thay đổi dòng chảy và chỉ làm đẹp khu vực vịnh đó. Và họ có ý tưởng quy hoạch đỉnh cao, tạo không gian nhà ở, du lịch, thương mại dịch vụ… tất cả hội tụ tại đây cùng bến du thuyền 5 sao trước mỗi căn biệt thự.Đến nay, thế giới phải nể phục, còn người UAE gọi dự án lấn biển này là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Tại sao họ thành công đến vậy, bởi lấn biển không chỉ là đổ đất tạo ra diện tích đất mới đơn thuần mà lấn biển bằng cả một hệ tư tưởng về vấn đề không gian, cảnh quan và sự độc đáo về kiến trúc, quy hoạch.Thế giới đã lấn biển từ lâu. Việt Nam cũng đã có lịch sử về lấn biển. Việt Nam có Kiên Giang với thành phố Rạch Giá đã lấn biển hàng nghìn hecta, gần như một nửa thành phố là lấn biển. Nhờ địa hình thuận lợi, việc lấn biển được thực hiện tương đối đơn giản. Giờ đây, Rạch Giá là thành phố đẹp và sôi động, nhưng vẫn giữ nét thanh bình với đô thị được quy hoạch bài bản, khang trang nhiều nơi ao ước. Có thể nói Kiên Giang đã lấn thành công, và không những thế tiếp tục muốn lấn biển ở Hà Tiên, bao gồm ý tưởng về những đảo ở ngoài để kết nối với Phú Quốc.Như vậy, các dự án lấn biển cần có những ý tưởng rồi mới vạch ra quy hoạch cảnh quan tương xứng. Chúng ta từng có những dự án lấn biển như ở vịnh Bái Tử Long, sớm bị lên án khi cố gắng khoanh vùng, biến núi đá trên vịnh trở thành “hòn non bộ” - cảnh quan của khu đô thị. Điều này có nghĩa, dự án bị phản đối không phải vì lấn biển mà bởi ý tưởng nghèo nàn, quy hoạch chắp vá, không phát huy được tiềm năng biển. Ý nghĩa quan trọng của một dự án lấn biển là phải mang lại mục tiêu chung, lợi ích cho địa phương, đất nước. Nếu dự án lấn biển được nghiên cứu kỹ lưỡng, quy hoạch bài bản vì mục tiêu chung sẽ là cơ hội để khai thác tốt không gian biển, tạo dư địa phát triển như chủ trương thông suốt hiện nay.* Sau Kiên Giang, Quảng Ninh, TP.HCM…, Đà Nẵng là địa phương mới nhất đang gây chú ý với dự án lấn biển tại Vịnh Đà Nẵng để làm khu thương mại tự do. Theo ông, hoạt động lấn biển sẽ giúp giải quyết vấn đề gì và mang lại lợi ích như thế nào cho TP sông Hàn?- Việc lấn biển làm Khu thương mại tự do (TMTD) đã được Thủ tướng đồng ý chủ trương, nhằm tạo quỹ đất mới, mở rộng không gian phát triển cho Đà Nẵng. Hiện nay, Nhà nước đã quyết định cho đầu tư Khu TMTD thế hệ mới ở Liên Chiểu, nhưng quỹ đất để thực hiện dự án vẫn là một vấn đề. Bởi vì đất ở phía tây bờ của khu vực Liên Chiểu rất là ít.Khu TMTD thế hệ mới sẽ gồm chủ yếu là hoạt động logistics. Do đó, hạ tầng kết nối với Cảng Liên Chiểu phải được đảm bảo, bởi nơi đây rất gần đường sắt, đường bộ cao tốc, trong định hướng trở thành điểm trung chuyển hàng hóa. Cũng vì thế, việc lấn biển đóng vai trò quan trọng. Việc lấn bao nhiêu chúng ta cần phải bàn thảo xem xét nhưng lấn biển là yêu cầu tất yếu để tạo ra mặt bằng trở thành bến tàu, kho hàng, hoặc nhà máy, công xưởng ở mức độ phù hợp để phục vụ cho các hoạt động của Khu TMTD.Nếu không lấn biển sẽ không hình thành được một cảng trung chuyển và cảng container tầm cỡ quốc tế. Mấu chốt là tạo nên một mặt bằng không quá xa bờ, kết hợp khai thác toàn bộ hệ thống tàu biển và kết nối với các phân khu khác của khu TMTD. Việc lấn biển, tạo ra mô hình như “đảo nhân tạo” cũng giúp dễ dàng kiểm soát về mặt ra vào, thuế quan… thuận lợi hơn trong bờ.* Mới đây nhất, chủ trì họp Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 136, Thủ tướng đã chỉ đạo Đà Nẵng nghiên cứu triển khai nhanh khu lấn biển; cùng với đó tăng cường công tác truyền thông để người dân hiểu, tạo đồng thuận trong việc thực hiện Nghị quyết. Ông kỳ vọng như thế nào về việc triển khai khu TMTD của Đà Nẵng trong thời gian tới?- Tôi nghĩ Đà Nẵng đã bắt đầu câu chuyện về Khu TMTD thế hệ mới từ năm trước. Lãnh đạo thành phố cũng rất quan tâm và tập trung chỉ đạo cho dự án. Theo đề án thành lập, quy mô diện tích của Khu TMTD Đà Nẵng đến giai đoạn hoàn chỉnh hạ tầng và đồng bộ các khu chức năng đạt khoảng 2.317 ha, được bố trí tại 10 vị trí không liền kề, gắn kết với Cảng biển Liên Chiểu và sân bay quốc tế Đà Nẵng, trong đó vị trí lấn biển khoảng hơn 300 ha tại Vịnh Đà Nẵng.Tại đây, bên cạnh vị trí để làm đê chắn sóng, cầu tàu, kho bãi, theo tôi có thể nghiên cứu ý tưởng về đảo nhân tạo với công trình điểm nhấn đặc biệt. Chẳng hạn một thủy cung và một đường ngầm dưới mặt nước dẫn ra đảo. Trước đây tôi từng đề xuất với lãnh đạo Đà Nẵng để nghiên cứu. Ý tưởng này hi vọng có thể được tiếp nối để không chỉ thúc đẩy Khu TMTD thế hệ mới, mà còn thúc đẩy lĩnh vực du lịch, hướng tới mục tiêu phát triển đột phá cho Đà Nẵng. Chính các công trình điểm nhấn sẽ góp phần làm nổi bật khu TMTD Đà Nẵng so với các mô hình khác trên thế giới, bên cạnh chức năng chính về thương mại, logistics. Các hoạt động sẽ tương hỗ cho nhau.Như Trung Quốc đã đưa cả đảo Hải Nam trở thành Khu TMTD với cảng TMTD lớn nhất thế giới. Đây được xem như Hồng Kông thứ hai của Trung Quốc. Nhưng Hải Nam vẫn đang tiếp tục phát triển các dự án đảo nhân tạo (đảo Hải Hoa, đảo Phượng Hoàng) trên vùng vịnh. Với Đà Nẵng, nếu có các hòn đảo nhân tạo thiết lập hạ tầng quan trọng cho khu TMTD, đồng thời phát triển khu du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí đẳng cấp cao và bên dưới là một thủy cung, ban đêm trở thành “viên ngọc” rực sáng trên vịnh… thì đây sẽ là điểm nhấn ấn tượng cho thành phố.Có thể nói, lấn biển để tạo quỹ đất xây dựng hạ tầng, là hoạt động đóng vai trò tất yếu để hình thành Khu TMTD thế hệ mới đúng nghĩa. Tất nhiên cần có tính toán kỹ càng trong công tác quy hoạch, nghiên cứu đánh giá, nhưng rất cần triển khai ngay để tiếp nối những nỗ lực của chính quyền Đà Nẵng thời gian qua. Đây phải là mặt trận ưu tiên nhất của Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay, chứ không thể chờ đợi thêm nữa.
Hé lộ chương trình vũ khí hạt nhân không gian của Nga
Ở các vùng nông thôn, miền núi, số tiền lì xì mà mỗi trẻ em nhận được qua ngày tết không nhiều, có em được vài trăm ngàn. Thế nhưng, ở các thành phố, thị xã, thị trấn, nhiều gia đình khá giả với mức sống cao thì chuyện trẻ em nhận được cỡ từ vài ba triệu đồng cho tới dăm bảy triệu đồng tiền lì xì ngày tết là… bình thường.Về nguyên tắc, tiền lì xì mà người lớn đã trao, tặng cho trẻ thì sẽ là của trẻ, vậy nhưng nếu để cho con tự ý quản lý và chi tiêu số tiền ấy, nhất là với các bé còn nhỏ, mà không có sự hướng dẫn là không nên. Như chúng ta thấy, khi nhận được tiền lì xì, đại đa số trẻ đã dùng tiền đó để đi chơi game, tiêu pha lãng phí. Để những đồng tiền lì xì năm mới của con trẻ thực sự hữu ích, không lãng phí, thiết nghĩ cha mẹ phải giám sát, quản lý. Có thể, cha mẹ giữ tiền hộ con trẻ bằng các kế hoạch như: mua một con lợn đất và cho hết số tiền của của con vào đó để tạo cho con hình thành tính tiết kiệm. Khi con cần các nhu cầu mua sắm như quần áo, đồ dùng học tập… thì có thể "mổ" lợn và cha mẹ cũng đỡ được một phần kinh tế.Nếu không nuôi lợn đất, và số tiền lì xì của con là khá nhiều thì cha mẹ cũng có thể mở cho con một tài khoản tại ngân hàng nào đó. Qua nhiều năm, khi lớn lên số tiền tích cóp được cũng là đáng kể. Khi ấy, con bạn sẽ dùng những đồng tiền ấy vào rất nhiều việc hữu ích, chi tiêu trong cuộc sống… Đối với những đứa con đã lớn, đang học cấp THPT thì dẫu có thể để con tự quản lý tiền lì xì tết của mình song cha mẹ cũng chớ quên nhắc nhở con không được "ném" những đồng tiền ấy vào những trò chơi vô bổ, lãng phí và nên có kế hoạch chi tiêu hợp lý.
đá bóng xôi lạc
Ngày 9.3, Sở Y tế TP.HCM cho biết đã ban hành hướng dẫn triển khai kế hoạch khám sức khỏe, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi trên địa bàn năm 2025 theo chỉ đạo của UBND TP.HCM.Theo đó, năm 2024 trở về trước, việc khám sức khỏe cho người cao tuổi được thực hiện tại trạm y tế. Từ năm 2025 trở đi, UBND TP.HCM cho phép khám sức khỏe cho người cao tuổi tại các phòng khám đa khoa, bệnh viện công lập và tư nhân có đủ điều kiện. Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho người cao tuổi trên địa bàn thành phố tiếp cận dịch vụ. Mục tiêu đảm bảo 100% người cao tuổi được khám sức khỏe trong năm 2025.Sở Y tế TP.HCM hướng dẫn, mỗi người cao tuổi sẽ được thăm khám, xét nghiệm máu với 4 chỉ số (định lượng Glucose, Creatinin, LDL-C và Triglycerid), siêu âm ổ bụng. Nếu khám và làm xét nghiệm, siêu âm ở trạm y tế thì tổng chi phí là 148.100 đồng; ở phòng khám đa khoa là 195.900 đồng; ở trung tâm y tế (hạng 3) là 199.200 đồng; trung tâm y tế và bệnh viện hạng 2 là 204.400 đồng và bệnh viện hạng 1 là 210.000 đồng.Tính riêng tiền khám, trạm y tế và phòng khám đa khoa đồng giá 36.500 đồng; trung tâm y tế (hạng 3) là 39.800 đồng; bệnh viện hạng 2 là 45.000 đồng và bệnh viện hạng 1 là 50.600 đồng.Tất cả chi phí trên do ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác chi trả. Theo Sở Y tế TP.HCM, tính đến ngày 31.12.2024, các quận, huyện và TP.Thủ Đức đã khám được 329.330 người cao tuổi (trong tổng số 1.001.575 người từ 60 tuổi trở lên), chỉ mới đạt được 32,9%. Nhưng kết quả khám ban đầu cho thấy có 61,6% người cao tuổi bị tăng huyết áp, 25,68% người cao tuổi mắc và nghi ngờ đái tháo đường.Ngoài ra, có 0,26% người cao tuổi có mức độ trầm cảm, lo âu từ vừa đến nặng. 17,6% người có dấu hiệu tiền suy yếu, 1,3% người có dấu hiệu suy yếu. 2,3% người cao tuổi có nguy cơ té ngã. 2,2% người cao tuổi có các hoạt động sống cơ bản hằng ngày (tắm, mặc quần áo, ăn uống, vệ sinh, tiêu tiểu, di chuyển) cần người khác hỗ trợ. 7,9% cao tuổi người cao tuổi có các hoạt động sinh hoạt hằng ngày (khả năng sử dụng điện thoại, mua sắm, chuẩn bị thức ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ...) cần người khác hỗ trợ.Cũng nhờ hoạt động khám sức khỏe người cao tuổi, TP.HCM đã phát hiện thêm 49.197 người bị tăng huyết áp, 26.974 người nghi ngờ đái tháo đường. "Đẩy nhanh khám sức khỏe người cao tuổi để kịp thời phát hiện và quản lý điều trị các bệnh không lây nhiễm, lập hồ sơ sức khỏe điện tử. Từ đó xác định được mô hình sức khỏe và bệnh tật, chủ động can thiệp sớm giúp tăng hiệu quả, giảm chi phí điều trị, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân", Sở Y tế TP.HCM thông tin.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư